Nhiều bạn bước vào giảng đường đại học với bao hoài bão và mục tiêu vĩ đại. Họ cảm thấy mọi thứ thật dễ dàng qua lăng kính màu hồng, cho đến khi trải nghiệm thực tế.
1. Bạn nghĩ
Không phải ai cũng đủ khả năng để vào đại học. Vì vậy,
đã trở thành sinh viên đại học có nghĩa là thuộc “tầng lớp trí thức”, ra trường
lương sẽ cao hơn những người lao động chân tay.
Thực tế
Bạn sẽ phải “ngậm ngùi” chấp nhận mức lương từ 2 đến 3
triệu khi mới ra trường. Chỉ có một số ít những bạn thật sự giỏi, thật sự sáng
tạo và có chút ít may mắn, mới làm được số tiền gấp đôi hoặc gấp ba. Còn khi
bạn tốt nghiệp loại khá như bao sinh viên khác, sự cạnh tranh sẽ “khốc liệt”
hơn nhiều. Những nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm, trong khi sinh viên
mới ra trường không có được điều này. Đó là lí do khiến nhiều bạn sinh viên ra
trường phải làm trái nghề, thậm chí lao động chân tay để có mức lương khá hơn.
Điều bạn cần
Tích cực học hỏi và đừng quan trọng chuyện lương bổng.
Nếu bạn chứng tỏ được thực lực, sau 6 tháng đến 1 năm, mức lương của bạn sẽ
“nhảy vọt” lên cao. Đừng làm trái nghề chỉ vì có nhiều tiền, bạn sẽ không học
hỏi được điều gì cả.
2. Bạn nghĩ
Sau này ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi,
giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành.
Thực tế
Ngay cả khi bạn chọn được một công việc tưởng như rất
liên quan đến ngành bạn học, thì kiến thức trên giảng đường cũng không giúp ích
nhiều cho bạn. Bạn sẽ đi nhiều nơi nhưng chẳng có cơ hội được thăm thú cảnh đẹp
hay tận hưởng đồ ăn ngon, bạn sẽ được giao tiếp với nhiều người nhưng không
phải người nào bạn cũng thích đối thoại. Tất cả mọi thứ chỉ đơn thuần là công việc.
Điều bạn cần
Trau dồi những kĩ năng cần thiết và học cách đối diện
với áp lực. Nếu vì sếp mắng hoặc đối tác khó tính mà bạn đã nản, thì e là bạn
không thể làm việc ở công ty đó lâu dài.
3. Bạn nghĩ
Cố gắng học miệt mài suốt 4 năm để có bằng Đại Học
loại giỏi, thì làm sao thất nghiệp được.
Thực tế
Rất nhiều bạn sau khi ra trường đều tiếp tục học lên
cao, hoặc học thêm văn bằng 2, hoặc vừa học vừa làm. Việc học chưa bao giờ là
đủ, thậm chí khi bạn tốt nghiệp loại giỏi, bạn cũng không thể thích ứng với
công việc nếu như không có kĩ năng mềm.
Điều bạn cần
Hãy học hỏi những bạn đi làm sớm. Họ là những người
không giỏi trên giảng đường nhưng cực kì khéo léo ngoài xã hội. Nếu bạn có thể
cân bằng được giữa việc học và làm, bạn sẽ gặt hái được thành công hơn.
4. Bạn nghĩ
Sau khi ra trường, nhất định mình chỉ nộp đơn vào làm
trong những công ty lớn, có tiếng, đặc biệt là những công ty nước ngoài.
Thực tế
Nếu bạn muốn làm cho những công ty, tập đoàn nước
ngoài, hoặc bạn là một người cực kì giỏi và thạo nhiều thứ tiếng, hoặc bạn phải
là du học sinh, hoặc có trình độ thạc sĩ trở lên. Xin vào làm ở những công ty
có tiếng không phải là chuyện dễ, đó là chưa kể áp lực công việc rất cao và bạn
phải lao động trí óc nhiều hơn bạn tưởng. Nếu bạn không có nhiều kĩ năng tích
lũy trong 4 năm học đại học, thì cho dù bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn xin
việc thì bạn cũng sẽ tự động buông việc làm sau một thời gian ngắn.
Điều bạn cần
Hãy bắt đầu từ những công ty nhỏ trước, để làm quen
với môi trường làm việc và học hỏi kinh nghiệm. Bạn còn trẻ, còn nhiều cơ hội
trải nghiệm, hãy bắt đầu từ những việc nhẹ nhàng sau đó tăng mức độ khó dần
dần. Vội gánh một công việc quá áp lực sẽ khiến bạn dễ nản về sau.
5. Bạn nghĩ
Mình muốn có một mức lương ổn định, đều đều, đi làm
ngày 8 tiếng, công việc nhẹ nhàng. Nếu đã học xong đại học thì như vậy có gì
khó đâu nhỉ?
Thực tế
Sau khi ra trường, phần lớn những bạn sinh viên đều
“nhảy việc” rất nhiều nơi trước khi tìm được một công việc thật sự ưng ý. Đừng
trông mong một công việc ổn định với mức lương khá, không ai tuyển bạn vào làm
chỉ để ngồi chơi. Để có được một mức lương cỡ 4 triệu, bạn phải làm việc cật
lực hơn rất nhiều. Vì sao? Vì bạn còn trẻ!
Điều bạn cần
Hãy tìm một công việc cố định, bên cạnh đó, đi làm
thêm một việc khác để tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn. Bạn cần có tiền để đi
học, để đáp ứng các nhu cầu cá nhân cũng như dự phòng nếu thất nghiệp.